1. Máy tách phân heo - phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, lập lại trật tự trong quản lý nhà nước về chăn nuôi heo; UBND tỉnh vừa ban hành Công văn chỉ đạo phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa chỉ đạo, theo dõi, giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện chăn nuôi heo phải đảm bảo theo quy định của Luật Chăn nuôi năm 2018 và các văn bản liên quan; hỗ trợ xây dựng các chuỗi chăn nuôi khép kín, an toàn dịch bệnh; thực hành chăn nuôi tốt; ưu tiên phát triển chăn nuôi heo theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.
- Tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030; phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo quy định Luật Chăn nuôi năm 2018.
- Rà soát, đề xuất cho UBND tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh định hướng phát triển chăn nuôi heo tại Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của HĐND tỉnh; tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của Trung ương và thực tế của địa phương.
Sở Kế hoạch và Đầu tư: khi tham mưu cho UBND tỉnh chủ trương nghiên cứu, khảo sát đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng mới các trang trại chăn nuôi heo, phải kiểm tra, đánh giá chính xác, toàn diện về vị trí, đảm bảo định hướng phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 và khu vực phát triển chăn nuôi tập trung của các địa phương.
- Hướng dẫn chủ đầu tư các hồ sơ, thủ tục có liên quan về đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện đúng các nội dung cam kết khi triển khai dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi heo; nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các trang trại chăn nuôi heo theo đúng quy định của pháp luật; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, yêu cầu các cơ sở chăn nuôi thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tuân thủ báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý nếu vượt thẩm quyền.
Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các mô hình, công nghệ xử lý môi trường mới và hiệu quả trong lĩnh vực chăn nuôi heo. Tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, hỗ trợ cho các địa phương trong việc chuyển giao công nghệ mới thân thiện với môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi heo.
Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Đắk Nông: chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng ưu tiên các chính sách (khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...) đối với các tổ chức, cá nhân được chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo có vị trí xây dựng nằm trong khu vực chăn nuôi tập trung.
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa: Rà soát, xác định từ 01 đến 02 khu vực chăn nuôi heo tập trung phù hợp với điều kiện thực tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đảm bảo khoảng cách an toàn; bảo vệ môi trường; liên kết gắn sản xuất với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... để khuyến khích, thu hút và hỗ trợ đầu tư.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và yêu cầu các tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện chăn nuôi theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Chăn nuôi năm 2018 và tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y năm 2015.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và yêu cầu các cơ sở chăn nuôi chỉ được phép xây dựng khi đã hoàn thành các thủ tục về đất đai, môi trường, xây dựng theo quy định; khi đi vào hoạt động phải tuân thủ báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt, xác nhận. Xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn quản lý; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các cơ sở chăn nuôi theo thẩm quyền, đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi năm 2018.
- Kịp thời báo cáo, đề xuất cho UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khi phát hiện dịch bệnh chăn nuôi, để kịp thời khống chế nguồn lây nhiễm, có giải pháp xử lý, tránh tình trạng dịch bệnh bùng phát và lây lan ra diện rộng.
- Rà soát, yêu cầu các cơ sở chăn nuôi chưa được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa được xác nhận Kế hoạch bảo môi trường phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi, kiên quyết không hỗ trợ khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Điều 57 Luật Chăn nuôi năm 2018.
Trích dẫn Nguồn bao Đaknong.
Phát triển chăn nuôi heo tại Đắk Nông
2. Đắk Nông: Nhiều trang trại chăn nuôi heo không đảm bảo vệ sinh môi trường
(TN&MT) - Gần đây, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, do nhu cầu của thị trường chăn nuôi có nhiều biến động, giá cả mặt hàng thịt heo tăng, nên nhiều tổ chức, cá nhân mở rộng quy mô trang trại. Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi lại chưa chú trọng đến việc xử lý môi trường, gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Người dân phản ánh, trang trại Linh Chung hoạt động chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường
Dân bức xúc vì mùi hôi
Qua khảo sát thực tế cũng như phản ánh từ người dân địa phương về vấn nạn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường ở nhiều địa phương, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các trang trại nuôi heo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường cũng như xử lý mùi hôi trong quá trình chăn nuôi heo gây ra.
Điển hình, tại trang trại chăn nuôi Linh Chung (thôn Quảng Hòa, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’Lấp) hoạt động chăn nuôi heo cả chục năm nay với quy mô trên 360 con. Theo những hộ dân sống gần trang trại này, nước thải từ trang trại chưa qua xử lý chảy thẳng ra ngoài môi trường, khiến ruộng lúa người dân không thể canh tác. Đặc biệt, mùi hôi thối từ trang trại “tra tấn” người dân suốt một thời gian dài.
“Trang trại chăn nuôi nằm trong khu đông dân cư nên hàng chục hộ gia đình ở khu vực này cả ngày lẫn đêm đều bị mùi hôi thối tra tấn. Mặt khác, nguồn nước ở đây khi người dân múc lên cũng đã có mùi hôi nên không thể sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người dân chúng tôi phải đi qua thôn khác để lấy nước về dùng” - một người dân bức xúc nói.
Nước thải từ trang trại nuôi heo ở huyện Cư Jút thải trực tiếp ra môi trường, gây mùi hôi thối
Chưa chấp hành quy định
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Đắk Nông, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có trên 100 cơ sở chăn nuôi heo với quy mô từ vài chục đến vài nghìn con, nhưng chỉ khoảng 70% cơ sở đáp ứng đúng các yêu cầu theo quy định về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, có hàng chục điểm nuôi heo của hộ cá nhân không khai báo, không đăng ký.
Theo lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở TN&MT Đắk Nông, phần lớn các cở sở chăn nuôi trên địa bàn các huyện, thị chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về bảo vệ môi trường được quy định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Thông tư số 27/2015/TT-BTN&MT về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Điển hình như tại huyện Đắk R’Lấp, có 28 trang trại chăn nuôi từ 200 - 2.500 con, trong đó chỉ có 15 trang trại phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi. Các cơ sở còn lại chưa có hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định. Hay tại thị xã Gia Nghĩa, có 09 đơn vị được đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi với quy mô từ 60 - 2.900 con, trong đó chỉ có 04 trang trại phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi.
Cơ quan chức năng kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh môi trường tại một trang trại chăn nuôi
Đề xuất biện pháp xử lý
Theo đại diện lãnh đạo Sở TN&MT Đắk Nông, mặc dù, tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn gây ra từ lâu nay và đã được người dân phản ánh, nhưng đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Nông vẫn chưa có biện pháp nào để xử lý triệt để vấn đề này bởi do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Cụ thể, khi giá heo thịt tăng thì người chăn nuôi vì lợi nhuận không quan tâm đến vấn đề môi trường nên ồ ạt mở rộng chuồng trại, tăng đàn. Ngoài ra, công tác thẩm định, rà soát quy hoạch hay công tác kiểm tra thực tế về quá trình xây dựng vẫn chưa đồng nhất giữa các cơ quan vì đa phần hệ thống trang trại trên địa bàn còn nhỏ lẻ, tự phát khá nhiều.
Theo ông Ngô Chí Trung - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Đắk Nông, thời gian tới, để hạn chế tối đa tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ các trang trại heo gây ra, đề nghị Sở NN&PTNT phối hợp với các đơn vị rà soát quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và quy định cụ thể trong quy hoạch; đề nghị Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị tăng cường kiểm tra việc các trang trại đã đi vào hoạt động nhưng chưa cấp giấy phép xây dựng.
Cùng với đó, đề nghị các huyện, thị xã thẩm định chặt chẽ hồ sơ môi trường của các trang trại chăn nuôi heo trước khi xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Riêng Sở TN&MT Đắk Nông sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý những trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Nông đưa ra những giải pháp mang tính bền vững trong thời gian tới.
Trích dẫn nguồn Báo tainguyenmoitruong
Ô nhiễm môi trường chăn nuôi heo tại Đắk Nông
3. Giải pháp máy tách phân heo cho trang trại tại Đắk Nông
Máy tách phân heo do Slittech sản xuất có thể thu hồi đến 90% lượng bã phân hữu cơ có trong nước thải, nước sau khi tách có thể được dẫn vào hầm Bioga hoặc hệ thống xử lý nước thải. Máy được chế tại bằng vật liệu INOX304 bền bỉ. Độ ẩm sau khi ép đạt 30-50% có thể ủ men vi sinh và đóng bao luôn.
Máy tách phân heo Slittech cho hiệu quả cao tại Đăk Nông